Wednesday, November 30, 2011

Tào lao chuyện trên giời

1. Quốc hội
Không biết có Quốc hội nào giống ở xứ Việt này? Chủ tịch đoàn điều hành cứ như là giao ban, Nghị viện như một cuộc họp đủ các thành phần đảng chính công thanh, mạnh ai người ấy đòi quyền lợi, đã thế lại còn vác nhân dân ra làm bình phong.
Gần trăm triệu dân bầu ra năm trăm ông bà nghị, thế nhưng họa hoằn lắm mới nghe được vài nghị phát biểu có chiều sâu về tư duy và nói lên tiếng nói của dân. Còn lại phần lớn phát biểu như họp nông dân xóm.
Cổ nhân nói, biết thì thưa thớt, ấy thế mà đã không biết lại khoe khoang khoác lác chuyện đông tây kim cổ. Đến làm đại biểu cuốc hội còn không hiểu là làm cái gì thế mà lại có quyền ấn nút thông qua dự thảo luật.
Nhại lại câu của nghị Hoàng Hữu Phước “người dân Việt Nam không còn đủ kiên nhẫn để đài thọ cho những phát biểu nhố nhăng tại nghị trường".

Saturday, November 19, 2011

Café sáng thứ 7 (#2): Xứ mình - xứ người

1. Cuối cùng, vịnh Hạ Long cũng được bầu chọn bởi một trang Web vô danh không được Unesco công nhận. Ấy thế mà từ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành, các tỉnh thành trong cả nước hô hào với khẩu hiệu “bình chọn là yêu nước” và sự tham gia không ngừng nghỉ của các phương tiện truyền thông chính thống. Có điều, lừa dối cả dân tộc để được cái danh hiệu ảo quả là một sự thủ dâm tinh thần không thể bỏ của xứ này. Báo chí viết rằng có một người ở Đà Nẵng đã nhắn đến 11.601 tin nhắn để bình chọn, đến mức lấy cả tiền mua quà sinh nhật cho con để mua thẻ điện thoại nhắn tin bình chọn. Chắc chỉ có loại người có vấn đề về thần kinh, một người cha thiếu tình thương và trách nhiệm mới làm những việc như thế. Chưa dừng lại ở đó, tỉnh Quảng Ninh còn treo thưởng cho những người nhắn tin (thuê bao nào nhắn trên 100.000 tin sẽ nhận thưởng 10 triệu đồng, 1.000.000 tin nhận thưởng 20 triệu, 10.000.000 tin sẽ nhận thưởng 30 triệu).
Cứ cho dù đây chỉ là danh hiệu ảo, và sự bình chọn giúp quảng bá hình ảnh của Hạ Long trên thế giới. Nhưng cái kiểu lừa dối tin nhắn để dành danh hiệu này có lẽ trên thế giới chỉ có ở Việt Nam. Và một điều lâu nay vẫn hiển hiện trong xã hội đã được minh chứng một cách rõ ràng qua sự kiện Vịnh Hạ Long là: Những việc làm gian dối ở xứ Việt luôn nhận được kết quả, còn những việc làm trung thực ở xứ Việt hiển nhiên chắc chắn nhận được con số 0 tròn trĩnh.

Saturday, July 30, 2011

Café sáng thứ 7 (#1): Giá áo túi cơm

1. Hôm nay, Sài Gòn mưa rả rích. Ngồi buồn, hóng tin cuộc cà phê tại Điện Biên Phủ.
Nói chung, các sự kiện xảy ra lâu nay mình vẫn quan tâm, nhưng quan tâm để theo sát sự kiện chứ không có ý định gì cả. Dẫu sao, mình vẫn là đàn ông, cần nhìn nhận xã hội một chút, mặc dù cách thức nhìn nhận của mình khác, nếu không chỉ có nước mua váy mà mặc.
Trong những thông tin mình đọc được trên một “hot blog”, vẫn có đầy đủ những gương mặt quen thuộc từ trước. Trong đó, có những người mình rất kính trọng.
Hôm nay, có thêm một vài khuôn mặt mới. Chủ blog có đăng ảnh kèm theo biệt danh mà mọi người quen gọi.
Có một người mình biết, và mình cũng biết những gì ông ta bô bô trên vô tuyến chỉ là một chiêu đánh bóng bản thân, bịp được người dân không hiểu tý nào về khoa học mà thôi.
Mình có để lại một comment, nói rằng ông này yêu nước thế nào thì mình không biết, nhưng khoa học đúng là giả cầy. Ý mình muốn nói với chủ blog nọ là chỉ nêu tên, không cần trích thêm cái tên khoa trương sáo rỗng ấy. Hiển nhiên, comment của mình không được hiển thị.
Blog Beo có dùng từ “nhân xỉ chí thức”, kể cũng hơi quá. Nhưng cái kiểu xóa comment của người khác khi có thông tin trái chiều với đưa những mỹ từ của mấy vị “ngụy khoa học” vào, có chăng chỉ bịp được những người không hiểu biết.

2. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng giáo dục phát ngôn có một câu, có thể là ông không cố ý (bài phỏng vấn trên báo tuổi trẻ), thế là bị nhận xét về tư cách bộ trưởng giáo dục của ông te tua (và mình cũng có vài lời trên Facebook về ông ấy, hehe…)

3. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, vừa lên đã bị tố cáo dùng "bằng rởm", thực hư chắc mọi người tự biết.

4. Nói chung, trong xã hội thông tin đa chiều và rộng mở như bây giờ, chả có gì mà dấu được. Phải chăng, từ “giá áo túi cơm” của mình dùng không sai chút nào???

© 2011 Baron Trịnh